Cách chế biến món ăn không quá cầu kỳ. Đầu tiên, người nấu bếp sẽ đun nước lạnh rồi thả cá trạch còn sống vào trong. Khi nước bắt đầu nóng lên, họ thả tiếp một miếng đậu phụ cỡ lớn được chọc các lỗ nhỏ vào giữa nồi.
Thấy nước sôi lên, cá trạch lao vào miếng đậu phụ để tránh nóng. Chúng bị khóa chặt không thể thoát ra. Tưởng thoát chết nhưng chúng không ngờ vẫn bị nấu chín. Hay nói cách khác, chúng chỉ đi từ "địa ngục" này tới "địa ngục" khác. Chính bởi vậy, món ăn còn có tên gọi khác là Tofu Hell (tạm dịch: đậu phụ địa ngục).
Trước đó, New York Post từng có bài viết nhận định "có lẽ đây là một trong những món ăn tàn nhẫn nhất". Nhiều người cho rằng, món ăn bắt nguồn từ một truyền thuyết ở Nhật Bản. Trong đó, miếng đậu phụ sẽ tạo ra một cánh cửa địa ngục làm "đông cứng" các sinh vật ở bên trong.
Có giai đoạn, món ăn đã trở nên phổ biến. Nhưng sau này, do cách chế biến được xem là "tàn nhẫn" nên trong thực đơn phục vụ tại các nhà hàng ở Nhật thường không xuất hiện món này.
Vài năm trước, một chương trình truyền hình trên đài NHK Nhật Bản thử tái hiện món ăn này ở nhà hàng Konsori.
Tuy nhiên, người trải nghiệm không có kinh nghiệm căn chính xác thời gian cho đậu phụ vào nồi nên khiến rất nhiều cá chạch bị luộc chín. Những cảnh quay này được phát sóng trực tiếp khiến người xem phẫn nộ, buộc chương trình phải tạm dừng.
Theo Dân trí
Phút ấy, cô gái đã có quyết định cho mình: dừng lại một mối quan hệ mà ở đó cô không cảm nhận được sự quan tâm xứng đáng với tên gọi, là người thương.
Khi nghe cô người yêu nói chia tay, anh ta không nhận ra nguyên nhân sâu xa, tưởng đâu chỉ vì chuyện trò chơi hôm bữa mà làm quá. Chỉ có cô mới biết, cú búng vào mũi không nương tay của người yêu chính là giọt nước tràn ly. Là một cú búng tay phản tỉnh.
Tôi xem, thương cô gái nhân vật chính và cũng mừng vì cô đã kịp nhận ra, mạnh dạn đi đến quyết định rời đi.
Con lừa trên hành trình cùng người chủ tham lam đã chở chuyên quá nặng những thứ anh ta bỏ lên lưng, đến khi chỉ một chiếc áo nữa cũng là quá sức chịu đựng. Câu chuyện con lừa và chiếc áo nhắc nhở về giới hạn của con người trong nhiều thứ, trong đó có mối quan hệ thân-gần với người thân thương.
Có đôi khi, ta cứ nghĩ rằng, họ là người thân, người thương của ta nên ta muốn đối xử kiểu gì cũng được. Đôi khi, nhân danh cha mẹ, ta chèn ép, áp đặt, bắt buộc con mình phải làm theo “kịch bản” của mình, tự mặc vào hành vi quản thúc ấy là “có hiếu”. Hiếu thực ra phải hai chiều. Khi ta chăm sóc, dạy dỗ đúng mực, tôn trọng, lắng nghe, hiểu và thương con trong tinh thần cởi mở, định hướng đúng… thì con cái mới gần gũi, chia sẻ với ta. Chúng mới kính trọng và dành cho ta sự thương yêu tự nguyện.
Mỗi người là một thực thể độc lập và cần được tôn trọng, họ chỉ phát triển đúng hướng, cao nhất khi có một môi trường tương ứng, sự chăm sóc phù hợp.
Trong tình yêu, mối quan hệ vợ chồng cũng vậy. Tất cả đều cần những khoảng cách an toàn, cần cùng nhau vun vén. Khi một bên chăm, bên kia thờ ơ hoặc mặc sức sử dụng thành quả từ một bên xây dựng thì không thể lâu bền. Không ai có thể chịu đựng ta mãi nếu ta và họ đầy trái nghịch, thiếu chăm sóc, nghèo thương yêu.
Trong xã hội vật chất, con người không thiếu ăn thiếu mặc nhưng vẫn đói yêu thương. Không quan tâm đúng, đủ đến con cái, bạn đời, người yêu. Không tinh tế nhận ra những điều người kia thích, không thích để điều chỉnh, cùng hòa hợp trong một gạch nối, một mắt xích yêu thương thì sớm muộn gì cũng bị bẻ gãy, bởi chính người trong cuộc.
Có đôi khi ta là tác nhân chính của một cuộc đổ vỡ nhưng lại không nhận ra. Vì ta quá tự tin. Hoặc ta chưa bao giờ nhìn vào mối quan hệ đó một cách nghiêm túc. Khi chọn sống với một đối tác, là người thương, chắc chắn ta cần có những thay đổi theo hướng hòa hợp, cùng nhau. Ta không thể ích kỷ bảo rằng, tính tôi vậy, tôi thích vậy… Rồi ai cũng cố chấp với cái muốn, cái thích của mình, đương nhiên sẽ tạo một lực đẩy.
Thu xếp lòng mình để nghiêm túc bước vào một mối quan hệ, nghiêm túc cùng dựng xây thì ta mới có thể có an bình, hạnh phúc trong gạch nối yêu thương ấy.
Khi có con, bố mẹ phải “tu” (sửa) bớt những sở thích, thói quen không tốt, không còn phù hợp trước đó; khi có người yêu, có vợ/ chồng rồi ta cũng “tu” để cùng đi với nhau, cùng vui. Đừng thả trôi cảm xúc của bạn đời, người thương. Đừng bỏ đói yêu thương. Bởi đó là cách ta giết chết yêu thương, làm rạn nứt, đổ vỡ một mối quan hệ.
Nếu không thay đổi, dù có thêm bao nhiêu người nữa đến bên đời ta, họ cũng sẽ rời đi như ta đã từng đánh mất những mối quan hệ trước đó mà thôi.
![]() |
Việt Anh tới thăm, tiết lộ sức khoẻ hiện tại của NSND Công Lý |
Diễn viên Việt Anh rất vui mừng vì sức khoẻ của NSND Công Lý ngày một tốt lên. NSND Công Lý là Phó Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá nghệ sĩ nên Việt Anh rất mong anh ngày càng khoẻ để tham gia nhiều hoạt động vì cộng đồng cũng như những hoạt động nghệ thuật.
![]() |
Các nghệ sĩ tới thăm NSND Công Lý đầu năm. |
Trước đó, Ngọc Hà - vợ NSND Công Lý đăng ảnh hai vợ chồng đi dạo kèm chia sẻ: "Tết năm nay giá rét nhưng gia đình thấy ấm áp vô cùng vì nhiều người đến chơi và thăm Lý già, chỉ cần có tiếng nói cười là Lý già hoan hỉ cười suốt ngày".
![]() |
NSND Công Lý và vợ đi dạo ngày Tết. |
Năm nay Táo Quân vắng NSND Công Lý, nhiều khán giả thấy hụt hẫng. Nhưng vợ nam nghệ sĩ cho biết, đó là sự vắng mặt "đầy tự trọng" của anh. "Anh rất vui, vì biết sẽ được tham gia chương trình. Nhưng sự tự trọng một người nghệ sĩ nên anh đành phải từ chối. Bởi diễn không thăng hoa thì người nghệ sĩ cũng không sướng. Hơn hết, diễn không tốt sẽ làm phiền đến ê-kíp, kéo theo sự hụt hẫng của khán giả", Ngọc Hà chia sẻ về lý do từ chối tham gia Táo Quân của NSND Công Lý.
NSND Công Lý trong Táo Quân:
Ngân An
Trên trang cá nhân MC Thảo Vân đăng những hình ảnh ấm áp khi bé Tít cùng ông bà nội đến nhà NSND Công Lý ngày Tết.
" alt=""/>Việt Anh tới thăm, tiết lộ sức khoẻ hiện tại của NSND Công Lý